Thường thường chúng ta hiểu lầm cái cõi ta bà này là đau khổ. Thật ra không được đúng lắm. Cái đau khổ là do ở cái tâm, cái hiểu biết sai lầm của chúng ta. Chính linh hồn hiểu biết sai lầm này làm chúng ta đau khổ. Nếu chúng ta lầm xác thân này là tôi, cảm giác này là tôi, tư tưởng phân biệt là tôi, ý chí lựa chọn để hành động này là tôi và những kinh nghiệm kiến thức ký ức này là tôi thì cuộc đời mãi mãi đau khổ, không thể nào thoát được.
Nếu mà cuộc sống diễn ra dưới mắt, tai, mũi, lưỡi mà nó đang hành động mà chúng ta không hay gì hết, thì đó là 4 đường ác đạo, nghiệp kéo chúng ta đi đâu thì chúng ta đi đó. Còn nếu chúng ta biết được sắc, thọ, tưởng, hành, thức sai lầm, xấu sửa thành tốt, quấy sửa thành phải, đê tiện thành cái cao thượng, thì chúng ta mang cái xiềng vàng, luân hồi vào cảnh cao thượng là cõi trời. Cõi trời là cái xiềng vàng, 4 đường ác là xiềng cây, xiềng sắt. Tức là chúng ta vẫn nằm trong cái xiềng. Mà sự thật thì cõi ta bà này không có xiềng, mà cái xiềng là do nhận thức của chúng ta chụp mũ vào đó.
Chằng hạn như ta ví dụ, ta thấy nước, đối với con người nước là nước, là ta có thể uống hoặc tắm rửa được. Nếu là ngạ quỷ, nhận thức khác, nước là máu. Với các nhà hoá học thì nước là H2O. Trong thuỷ tộc thì nước là nhà ở, là không khí của nó. Trong kinh cõi trời thấy nước là lưu ly. Vậy cái nào là đúng? Thật ra tất cả đều là sai, sai đối với sự thật, sai với Niết Bàn. Thành ra Niết Bàn không phải ở chín tầng mây, mà ở ngay bay giờ, tại đây. Và địa ngục ở đâu? Cũng ở ngay bây giờ, và tại đây. Còn cõi người cũng ở đây, cõi trời, tiên cũng ngay bây giờ và ở đây.
Vậy thật sự nước là gì? Nước chỉ là hào quang, không có hình tướng. Khi nó chuyển động chậm lại, và nó xao động thì nó mới có hình tướng.
Chúng ta thấy cái gì có hình tướng cũng đều sai lầm. Lấy 1 ví dụ là 1 dòng sông phẳng lặng, nó tràn ra 1 đại tây dương, 1 biển lớn, nó là ví dụ của sự thật. Khi dòng nước chảy tạo ra hình tướng thì chúng ta thấy đó là dòng nước, rồi khi gió bắc thổi (tham, sân, si) thì dòng nước tạo sóng. Có người nói hình tướng sóng giống như con người, giống Phật, giống con trâu, giống căn nhà… thì cái nào đúng? Thật ra tất cả đều sai hết. Thật ra không có hình tướng, chỉ có dòng nước thôi, do tham sân si, do cái vô minh, do cái nghiệp lực của chúng sanh mà có hình tướng khác nhau.
Thành ra cuộc đời này nói nó khổ, thì sai, mà nói sung sướng cũng không đúng. Cuộc đời chỉ là cuộc đời, không sung sướng hay khổ gì cả. Vàng đối với con chó chẳng là gì cả, đối với người ở dân tộc thiểu số thì cũng không là gì cả, vì đối với họ muối sẽ quý giá hơn. Sướng hay khổ đều do nhận thức của mỗi người. Cuộc sống chỉ có 4 điều cơ bản: ăn, mặc, chỗ ở, bệnh hoạn, ngoài ra không cần thiết cái gì nữa. Với người tu hành, thường Đức Phật khuyên “tam thường bất túc”, có 3 điều không nên đầy đủ: ăn, mặc, ở. Người tu muốn giải thoát chỉ ăn từ đồ xin thôi, để khỏi nấu nướng, đi xin ăn thì có gì ăn nấy.
Con người chúng ta quá chú trọng đến cái ăn mà không biết được sự thật của luân hồi đáng sợ thế nào. 1 linh hồn có thể mang đủ hình thức, có thể đã từng là con trâu, con chó, từng là con của mẹ mình, từng là chồng của mẹ mình. Thành ra khi ăn mặn, tức là chúng ta ăn thịt chúng sanh, thì thử tưởng tượng có khác gì chúng ta ăn chính người thân của mình từ nhiều kiếp trước hay không? Nên khi tu theo Phật, chúng ta nên cố gắng ăn chay trường, còn không ít nhất 1 tháng 10 ngày. Thứ 2 là mặc. Mặc mục đích là để cho thân ấm, chứ không phải để se sua chưng diện. Con thú thì không có mặc, thành ra con thú thì chết mau hơn con người. Chúng ta mặc để làm sao cho ấm cúng và bảo vệ thân xác của mình thôi. Người tu thì dùng vải cũ hoặc bao bố để mặc. Còn cái ở thì chúng ta thích ở lầu cao. Người xưa ở nhà tranh, vách đất, 1 gian sơ sài. Chúng ta hiện không ở nhà tranh nhưng không biết ngày xưa, nhà tranh ở rất mát vào trời nóng, mà rất ấm khi trời lạnh. Người xưa ở rất đơn giản còn ngày nay thì thế nào? Ở thì phải đơn giản.Nếu chúng ta giữ được như vậy thì tâm rất thanh tịnh, có thể theo dõi bản thân mình được.
Tiến trình ngũ uẩn
Khi nhìn bình bông, hình ảnh trên con mắt ta, con mắt nhìn thấy bình bông là sắc uẩn, chưa có cái biết. Kế đến dây thần kinh thị giác rung động truyền hình ảnh lên, tâm là cảm giác mượn dây thần kinh rung động đem lại cảm giác dễ chịu hay khó chịu gọi là lạc thọ, khổ thọ hoặc bất lạc bất khổ. Nhưng cái này vẫn chưa biết được tại sao lại có cảm giác dễ chịu hay khó chịu, vì cảm giác hay thọ uẩn không trả lời được. Cảm giác này đem lên óc, dây thần kinh óc rung động thì tư tưởng mới phát hiện được, nó mới nhớ lại, mà nhớ lại thì phải nhờ linh hồn (giống như 1 luồng điện nằm trên không gian), thì ý chí là nghiệp mới moi từ trong đó cung cấp cho tư tưởng thì tư tưởng mới trả lời. Nguyên nhân tại sao lại có cảm giác vui mừng khi nhìn thấy một sự vật, là do linh hồn đã từng trải qua hay có kinh nghiệm, biết được hay nhớ lại và trả lời cho tư tưởng biết. Linh hồn đó do nghiệp lực (mạt na), moi trong đó cung cấp cho tư tưởng để tư tưởng trả lời, rồi nghiệp đó kết hợp với tư tưởng, sai cái thân hay cái miệng đi hỏi, đi tìm. Ý chí là hành uẩn, moi ra cho tư tưởng là thức uẩn, cảm giác là thọ uẩn và con mắt tiếp xúc sự đời là sắc uẩn. Thành ra sự vật bên trong vô là huân tập, từ bên trong ra ngoài là hiện hành.
Khi chúng ta nghe thấy tiếng nói, có nghĩa là âm thanh đi vào màng nhĩ của tai, thì cái đó gọi là sắc uẩn , cái lỗ tai và cái âm thanh. Màng nhĩ rung động tiếp lấy âm thanh. Dây thần kinh thính giác kết nối với màn nhĩ rung động, đưa xuống toàn thân, rồi đưa lên óc. Thì cảm thọ do màng nhĩ rung động là thọ uẩn (cảm nhận dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu không khó chịu). Nếu hỏi tại sao lại có cảm giác dễ chịu hay khó chịu như vậy thì dây thần kinh thính giác không trả lời được mà phải để bộ óc trả lời. Tư tưởng mượn rung động của dây thần kinh óc để trả lời. Mà để trả lời được tại sao thì đó là linh hồn vì linh hồn là kho chứa. Trả lời do tưởng uẩn của tâm, mượn óc để trả lời. Cái quyết định khiến thân thể của mình làm theo. Từ bên trong thức uẩn cung cấp chất liệu cho hành uẩn, sắc uẩn, thọ uẩn thì gọi là hiện hành. Sắc uẩn là nhận được mà chưa có cái biết, Thọ uẩn là có cái biết mà chưa có phân biệt, cái tưởng uẩn là có cái biết, có sự phân biệt, đặt tên rõ ràng còn cái hành uẩn là ý chí là nghiệp, có sự phân biệt lựa chọn suy tính để quyết định hành động, còn thức uẩn là cái kho chứa kiến thức, ký ức tội ước.
Bỏ 1 cục đường vào cái lưỡi ta, cái gai lưỡi tiếp xúc nhưng chưa có cái biết, dây thần kinh vị giác mới tiếp xúc cái ngọt này mới rung động, nó cảm thấy dễ chịu. Cái cảm giác dễ chịu đưa lên bộ óc, dây thần kinh óc rung động, tư tưởng moi trong a lại da để trả lời là tại sao lại yêu thích hay có cảm giác dễ chịu, thì nếu 1 người thích ăn ngọt thì tưởng uẩn sẽ mượn bộ óc trả lời lý do có cảm giác dễ chịu. Đây là tiến trình hiện hành huân tập. Cuộc đời chúng ta chỉ có bấy nhiêu thôi. Khi chết rồi, mắt tai mũi lưỡi thân xác chết. Dây thần kinh thị giác, xúc giác thì 8 tiếng sau chết.
Cuộc đời giống một tuồng hát vậy. Khi sân khấu kéo rèm, nhân vật đã chết trên sân khấu sẽ lồm cồm bò dậy. Tất cả chỉ là ảo mộng, không thật.
Khi khỏi niệm Phật mà vẫn có tiếng niệm Phật thì oán các Pháp sẽ thấy ‘vô thường vô ngã khổ đau’, mà đã biết vô thường rồi thì cuộc đời giống 1 tuồng hát. 1 tuồng hát khi rã màn rồi, nhân vật đã chết rồi vẫn có thể bò dậy, nó chỉ là giấc chiêm bao mà thôi. Mà đã biết nó chỉ là tuồng hát rồi thì dù có cải sửa thành công hay thất bại thì nó vẫn là tuồng hát. Nhưng con người cho nó là thật, cải sửa thành công thì mừng rõ (tham), còn cải sửa thất bại thì mình buồn (sân) cuối cùng tuồng hát không có gì mà mình cứ tham sân tối ngày, là khổ đau tối ngày. Vậy do tuồng hát hay do mình? Là do mình mà thôi. Nếu chúng ta nghĩ cuộc đời không phải tuồng hát, thì chúng ta có thể làm chủ xác thân này không? Có thể trẻ mãi không, có thể sống mãi không, nhà cửa có còn hoài không? Xác thân này còn không phải của ta nữa, thì vợ con cái nào là của ta. Đi sâu vào cái thân này mình mới biết tiến trình, sắc uẩn (lấy hình tướng chưa có cái biết), rồi dây thần kinh tiếp xúc sự vật trên đó, mượn rung động dây thần kinh để cho cảm giác , rồi óc dùng tư tương để trả lời, mà tư tưởng là sự nhớ lại sự học hỏi trong linh hồn, rồi ý chí muốn trả lời nên tìm trong linh hồn để trả lời.
Chúng ta không nên quá bi quan vì cõi này không phải là quá khổ, nhưng do cõi này ít thầy tốt bạn lành, chỉ vậy thôi. Thành ra chúng ta nên cầu mong về cõi cực lạc của Phật A Di Đà, nhưng cũng không nhất thiết phải than khóc khi chúng ta ở đây. Chúng ta biết hoàn cảnh này không tốt thì chúng ta có thể tự học tập rồi từ từ cố gắng, bền bỉ rồi cuộc sống sẽ thay đổi, và có thể mình sẽ thành Phật trong kiếp này.