Thiện ác tích trữ như đồ vật, nhanh chậm nhiều ít tuỳ theo mình.

Thế nào là thiện vơi hay thiện đầy? Kinh dịch nói: “Trữ thiện nhiều mới có tiếng tai tốt. Trữ ác nhiều mới có hoạ sát thân”. Kinh Thư cũng nói: “Tội ác của vua Trụ nhiều như một xâu tiền đầy.” Thiện ác như trữ đồ trong kho. Siêng năng chất chứa sẽ mau đầy, lười sẽ vơi mãi. Đó là một cách để nói về vơi và đầy.

Chân thành cũng dường hai xu công đức ngàn lượng vàng

Xưa có một bà thí chủ vào chùa, muốn cúng dường nhưng trong túi chỉ còn hai xu, đem hết dâng cúng. Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng. Sau số mạng bà thay đổi, bà được tuyển vào cung vua, trở nên giàu có. Bà đem hàng ngàn lạng vàng vào chùa cúng dường, không ngờ vị trù trị đích thân làm lễ bái sám hồi hướng. Sau số mạng bà thay đổi, bà được tuyển vào cung vua, trở nên giàu có. Bà đem hàng ngàn lạng vàng vào chùa cúng dường, không ngờ vị trụ trì chỉ sai người đệ tử hồi hướng. Bà thắc mắc hỏi: “Trước kia con cúng dường hai xu thì hoà thượng đích thân hồi hướng, lần này con cúng dường hàng ngàn lượng vàng mà hoà thượng lại không đích thân hồi hướng cho con?” Vị hoà thượng trả lời: “Trước kia tuy tiền ít ỏi, nhưng lòng chân thành quý giá, nếu lão tăng không đích thân bái sám hồi hướng thì e không xứng đáng với công đức này. Nay tiền cúng dường tuy nhiều, nhưng lòng thành không bằng ngày xưa, nên đệ tử hồi hướng đã đủ.” Đây nói lên tấm lòng hai xu là đầy, còn tấm lòng ngàn lượng là vơi.

Ông Chung Ly truyền phương pháp luyện đan cho Lữ Tổ bảo phương pháp này có thể luyện sắt thành vàng để giúp đời. Ông Lữ hỏi: “Luyện vàng như vậy có phai màu không?” Ông Chung Ly trả lời rằng: “Năm trăm năm sau vàng ấy sẽ biến thành chất sắt ngày xưa.” Ông Lữ liền nói: “Vậy tôi không học vì phương pháp này sẽ hại đến người năm trăm năm về sau.”

Ông Chung Ly vừa ý và bảo: “Tôi chẳng qua muốn thử lòng ngươi mà thôi. Muốn tu tiên cần phải tích trữ ba ngàn công hạnh, nhưng chỉ câu trả lời này đã đầy ba ngàn công hạnh rồi.” Đó cũng là một ví dụ về vơi và đầy.

Làm thiện vì mình, công đức chỉ được phân nửa. Không vì mình, được trọn vẹn

Hơn nữa, làm việc thiện mà lòng không mắc vào ý nghĩ làm thiện thì làm thiện ở đâu cũng đạt được công đức trọn vẹn. Nếu lòng mắc vào ý nghĩ làm thiện thì dù suốt đời siêng năng làm thiện nhưng công đức chỉ được phân nửa mà thôi. Ví như giúp người bằng tiền: Nếu trong không thấy mình cho, ngoài không thấy người nhận, giữa không thấy giá trị đồng tiền, mới gọi là Tam Luân Thể Không. Bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì dù bố thí một phễu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng phước đức. Dù bố thí một đồng tiền cũng có thể tiêu trừ được ngàn kiếp nghiệp tội. Nếu làm thiện mà ghi nhớ trong lòng, thì dù bố thí ngàn lượng vàng chăng nữa, phước đức vẫn không trọn vẹn. Đây cũng là một ví dụ về vơi và đầy.

Lòng khởi động niệm, dù thân chưa làm, thiện ác đã tạo

Thế nào thiện lớn hay thiện nhỏ? Xưa ông Vệ Trọng Đạt làm trong Hàn Lâm viện. Có một lần bị bắt xuống âm phủ. Diêm Vương bảo thư ký đem hai cuốn sổ thiện và ác ra xem thiện ác ông này lúc còn sống trên dương gian thế nào? Khi hai cuốn sổ đem đến, thấy những cuốn sổ ghi việc ác nhiều đến nỗi chất đầy cả sân, còn việc thiện chỉ có một trang, cuốn lại nhỏ như que đũa. Diêm Vương bảo đem để lên cân thì thấy trang giấy ghi việc thiện lại nặng hơn. Ông Trọng Đạt không hiểu, hỏi: “Năm nay tôi chưa đầy 40 tuổi lẽ nào tội lỗi đã nhiều đến thế?” Diêm Vương trả lời rằng: “Lòng nẩy lên một niệm không đúng đã là tội, đâu cần đợi đến ông thật sự phạm?” Ông Trọng Đạt lại hỏi: “Trang giấy cuốn lại ghi việc thiện gì mà nặng đến như vậy?”

Diêm Vương trả lời: “Vì có lần triều đình dự tính thực hiện một công trình lớn để tu sửa cầu đá ở Tam Sơn, ông dâng thư xin cản, vì thấy công trình này sẽ làm khổ cho dân. Trang giấy cuốn lại này chính là lá thư của ông.”

Ông Trọng Đạt thưa: “Tuy tôi có dâng thư lên trên, nhưng triều đình không chấp thuận nên cũng như không, nhưng sao lại có tác dụng mạnh mẽ như thế?”

Diêm Vương nói: “Tuy triều đình không nghe, nhưng vì niệm thiện của ông, chỉ nghĩ đến toàn dân, nên công đức được nhiều như vậy. Nếu triều đình chấp thuận thì sức mạnh việc thiện đó sẽ lớn đến cỡ nào?” Cho nên niệm thiện chỉ nghĩ đến vì dân vì nước, tuy ít mà công đức nhiều. Còn nghĩ đến mình thì tuy nhiều mà ít.

Khó nhưng làm được mới là quý

Thế nào là thiện khó và thiện dễ? Những người trí thức ngày xưa đều nói: “Muốn chiến thắng lòng ích kỷ phải bắt tay từ nơi khó trước.” Đức Khổng Tử bàn về nhân ái cũng nói: “Phải ra sức từ chỗ khó.”Như ở Giang Tây có hai vợ chồng nọ bị thiếu nợ. Quan toà xử phải bán vợ trả nợ. Lúc đó có vị giáo sư tên là Thư biết được như vậy bèn bỏ tiền lương dành dụm trong hai năm dạy học đem ra trả nợ dùm cho cặp vợ chồng đó để họ khỏi phải tan rã. Còn ở huyện Hàm Đan có người vợ mượn tiền nhưng cuối cùng không tiền trả nợ. Có ông cụ họ Trương biết được chuyện này, bỏ cả số tiền dành dụm trong 10 năm để giúp ông đó chuộc lại vợ. Tiền bạc dành dụm trong nhiều năm đem hết ra bố thí thật là khó. Nhưng hai ông kể trên đều nằm trong trường hợp khó nhưng vẫn làm được.

Lại như ông cụ già họ Cận ở huyện Trấn Giang, tuổi đã cao mà không con nối dõi. Có người láng giền nghèo đem đứa con gái còn trẻ cho ông cụ làm thiếp, ông cụ từ chối trả về vì không nỡ lòng tàn hỏng đời người con gái trẻ. Đó là chỗ khó mà vẫn ráng làm được. Vì khó làm mà vẫn làm đuộc cho nên trời ban phước cũng khá nhiều. Những người giàu có quyền uy muốn làm công đức thì thật là dễ. Dễ mà không chịu làm tức là tự ruồng bỏ mình. Người nghèo làm phước rất khó. Khó mà vẫn làm được mới là quý.